Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

bài tập môn 2 4.2












Tim kiêm tren gôogle vơí:thuat ngu: giáo dục

Giáo viên mầm non thản nhiên đánh trẻ: Nạn nhân bệnh thành tích?


Thứ 5, 19/12/2013 15:01:56- Chuyên mục





Description: http://media.tinmoi.vn/block/line_03.png




(Tinmoi.vn) Hành vi thản nhiên đánh trẻ của các “cô giáo mầm non” Phương Anh không thể dung tha nhưng phải chăng, họ cũng là nạn nhân của căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục.

ADVERTISEMENT

Vụ hành hạ trẻ gây trấn động dư luận hai ngày qua không phải là chuyện hiếm nhưng nó vẫn khiến dư luận choáng váng, khó hiểu khi người phụ trách một cơ sở mầm non và trực tiếp đứng lớp có bằng ĐH đúng chuyên ngành lại giáo dục trẻ bằng 28 cái tát với nét mặt bình thản, động tác thuần thục. 

So với vụ việc bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh trẻ 18 tháng tuổi tử vong, “cô giáo mầm non đày đọa trẻ” tuy chưa làm chết người nhưng dư luận choáng váng và run sợ bởi họ có khuôn mặt khá thân thiện, ngay cả khi hành hạ trẻ họ vẫn rất bình thản. 

Ảnh chụp từ clip
“Các cụ nói “trông mặt mà bắt hình dong, “chọn mặt gửi vàng” nhưng với những cô bảo mẫu này thì biết thế nào mà lần. Lúc nhận trẻ họ vẫn tươi cười, thân thiện thế nhưng sau đó lại tra tấn bọn trẻ như vậy. Mặt sáng sủa, có học thức, bằng cấp mà độc ác quá. Không biết còn bao  nhiêu cơ sở mầm non là địa ngục của con trẻ, còn bao nhiêu ác quỷ đội nốt giáo viên?”, một phụ huynh lo lắng. 

Hơn nữa, khi các vụ bảo mẫu Nhờ, bảo mẫu Hoa…xảy ra, nhiều người trong ngành giáo dục cho rằng những hành vi “không phải là con người” chỉ có ở các “điểm giữ trẻ vớ vẩn” do những người “vô công rồi nghề” làm chui còn những người có bằng cấp, chuyên môn thì thường xin vào những trường, lớp tử tế. Điều này có lẽ không hoàn toàn đúng khi người phụ trách cơ sở mầm non Phương Anh và cũng là người trực tiếp chăm sóc, dạy trẻ Lê Thị Phương Đông hội tụ đủ cả nghiệp vụ, bằng cấp và kinh nghiệm, trái tim của người làm mẹ. Vậy tại sao, “người mẹ hiền ở trường” được hàng chục trẻ gọi bằng cô xưng con này lại có thể nhẫn tâm tát liên tiếp tát vào mặt cháu bé 2-3 tuổi 28 cái và thường xuyên dạy trẻ bằng bạt tai? 

Tại cơ quan điều tra, các bảo mẫu khai rằng buộc phải ép các bé ăn để khi cha mẹ các bé đón con về không chê là nhà trẻ bỏ đói con mình. Vậy phải chăng, hành xử của những “nhà giáo” này cũng là hệ quả của lối giáo dục chạy theo thành tích, thiếu kỹ năng thực tế trong bối cảnh ngành giáo dục còn nhiều lỗ hổng. Chí có điều, khi ở trong trường học thành tích là điểm, là bằng, là loại nọ loại kia còn khi "hành nghề", thành tích mà các cô giáo kia phải chạy theo là căn nặng của học sinh. 

“Hành vi hành hạ trẻ của những cô giáo trên là vi phạm pháp luật, là tội ác không thể chối bỏ nhưng phần nào họ cũng là nạn nhân của một nền giáo dục hiện nay với căn bệnh thành tích trầm trọng. Trong khi đó, tâm lý của hầu hết các bậc phụ huynh gửi con ở cơ sở mầm non ngoài công lập chỉ mong được các cô trông nom an toàn, cho ăn tốt chứ không hy vọng được dạy học hành. Chính vì lý do đó, khi mở trường hoặc vào đây làm việc họ cũng phải chịu áp lực: làm sao cuối ngày trả trẻ, bụng các cháu phải căng, cuối tháng các cháu phải tăng cân để bố mẹ hài lòng và tiếp tục gửi trẻ. Bởi lẽ, suy cho cùng, công việc nào cũng là để kiếm tiền, chỉ khác nhau ở chỗ trách nhiệm, lương tâm của mỗi người khác nhau”, một người làm trong ngành giáo dục ý kiến. 

Trao đổi với phóng viên, GS.TS Phạm Tất Dong, phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, qua sự việc này các cơ sở đào tạo ngành sư phạm, nhất là giáo viên mầm non cần xem lại chương trình đào tạo, chú ý hơn đến giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp. Những sinh viên vào trường, hành nghề sư phạm cần phải có lời thề đạo đức.

 “Các trường ĐH nói chung, ngành sư phạm nói riêng cần cung cấp cho sinh viên kiến thức về luật, nhất là luật trẻ em và chú ý hơn đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Để những cô giáo như Đông Phương ở ngành giáo dục chỉ thiệt thân con trẻ. Những con người này  coi việc mở trường mầm non như một cách để kiếm tiền, chuộc lợi chứ không có tình thương yêu con trẻ”, ông Dong bức xúc. 

Cũng theo ông Dong, sở dĩ việc những giáo viên có hành xử vi phạm đạo đức ngành, đạo đức con người vẫn tồn tại vì những vụ việc trước đó chưa được xử nghiêm. Với những trường hợp vi phạm trong trường học cần phải áp dụng cả hình thức xử lý theo quy định của ngành giáo dục, theo luật lao động và theo quy định của pháp luật

Cũng nhìn “cô giáo mầm non đày đọa học sinh” ở góc độ trách nhiệm của ngành giáo dục, trên trang mạng cá nhân, nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng, sự việc này choáng váng hơn mọi đại án đã và sẽ xử bởi “những con người này trực tiếp, thành thạo, có vẻ đầy khoái cảm đánh đập những đứa trẻ non nớt tội nghiệp”. Nó là hậu quả của việc đề án phát triển giáo dục Mầm Non chưa được thực hiện thật tâm huyết, nghiêm túc.

“Các vụ việc này cho đến nay xảy ra ở các cơ sở trông trẻ con tự phát hoặc không đủ tiêu chuẩn. Xảy ra, bởi vì các bố mẹ chưa có đủ chỗ tốt để trao gửi con cái mình dứt ruột đẻ ra. Nếu các chính sách phát triển giáo dục Mầm Non nêu trong văn bản 60/2011/QĐ-TTg được nỗ lực thực hiện, bức tranh đã có thể khác. Nếu từ nay, đề án phát triển giáo dục Mầm Non có từ năm 2006 và các chính sách nêu trong văn bản đó được thực hiện thật tâm huyết, những hình ảnh man rợ này sẽ không có nữa. Nhưng nếu với những chính sách liên quan đến trẻ con mà sự thực hiện vẫn ẽo ợt, được chăng hay chớ, thủng thẳng như chuyện chẳng chết ai, thì những hình ảnh tàn bạo, sỉ nhục này sẽ còn tiếp diễn, không ở chỗ này thì chỗ khác. Hy vọng “những người có trách nhiệm thực hiện các văn bản kia choáng váng nhiều hơn mọi ai khác”.

Video bên trong cơ sở mầm non tư thục Phương Anh- Nơi bảo mẫu đánh trẻ dã man:

TÌM trên gôogle: giao duc quoc phong

Nga có thể khôi phục 6 đại quân khu trước cải cách quân đội

Việt Dũng 22/12/13 10:36

(GDVN) - Tờ "Tin tức" Nga ngày 20 đưa tin, theo tiết lộ từ nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga, Các lực lượng vũ trang Nga có thể khôi phục 6 đại quân khu.



Xe tăng chiến đấu T-90 Nga (ảnh minh họa)

Bài báo chỉ ra: "Hai sĩ quan Bộ Quốc phòng (Nga) tiết lộ, Các lực lượng vũ trang Nga có thể khôi phục số lượng quân khu vốn có (6), thay thế 4 đại quân khu được cải cách từ năm 2009 đến nay.

Quyết định có liên quan còn chưa được đưa ra, nhưng căn cứ vào kết quả kiểm tra diễn tập và tập kích được tổ chức trong năm 2013, Bộ Quốc phòng đã đưa vấn đề này vào chương trình làm việc".

Bài báo cho biết, trước cải cách năm 2008-2009 thời Serdyukov làm Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Các lực lượng vũ trang Nga thiết lập tổng cộng 6 đại quân khu, lần lượt là quân khu Moscow, quân khu Leningrad, quân khu bắc Caucasus, quân khu Ural ven bờ sông Volga, quân khu Sih

Cần phải nói rằng tình trạng trường “không có Hiệu trưởng, không có Trưởng phòng đào tạo” không phải là cá biệt ở ĐH tư thục Hữu Nghị, Thanh tra Bộ cũng đã vài lần làm việc tại những trường như vậy nhưng vẫn làm ngơ, lý do thì không nói ai cũng hiểu.

Báo chí cũng đã chỉ ra rất nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh của các trường CĐ-ĐH công lập, đặc biết là khối trường do bộ Công Thương quản lý nhưng Thanh tra Bộ đã làm gì? Trong bài “Vì sao họ kéo nhau ra tòa” [3] tác giả viết: “Với cách tính "dễ dãi" nêu trên, ĐHCN TP. HCM đã tuyển vượt quy định khoảng 30.000 sinh viên, nghĩa là vượt 74.6%,  gấp gần 05 lần quy định trong Thông tư 57”.

Sự “im lặng” khó hiểu của Bộ GD&ĐT nếu không do sự “nể nang, vuốt ve” (như cách nói của Chủ tịch nước) của các đơn vị chức năng, đặc biệt là Thanh tra Bộ thì chỉ có thể là do ở tầm vĩ mô, lợi ích nhóm đã “xé toạc” các văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng thế mà chỉ cần kiện Thanh tra ra tòa là Bộ vội vàng “hòa giải”!

Đổi mới toàn diện nền giáo dục liệu có thành hiện thực khi mà pháp luật và công tác thanh tra còn quá nhiều điều để nói? Luật có thể sửa nhưng những người cầm cân nảy mực, những người có trách nhiệm bảo đảm sự công minh của pháp luật còn đang mải lo cho “nồi cơm”  nhà mình thì chiều hướng đi xuống của giáo dục vẫn còn lâu mới chạm đáy.

beria và quân khu Viễn Đông.


Hệ thống rocket TOS-1 Buratino Nga (ảnh minh họa)

Trong thời gian cải cách của Serdyukov, để quản lý có hiệu quả cao, quân khu Moscow và quân khu Leningrad được sáp nhập thành quân khu Miền Tây, còn quân khu Viễn Đông và quân khu Siberia được sáp nhập thành quân khu Miền Đông, quân khu Ural ven bờ sông Volga đổi tên là quân khu Trung tâm, quân khu bắc Caucasus đổi tên là quân khu Miền Nam.

TÌM trên gôogle: giao duc 24h

 

Giáo dục năm 2013 liệu đã chạm … đáy?

Tác giả: TS. Dương Xuân Thành 23/12/13 07:53

(GDVN) - Đổi mới toàn diện nền giáo dục liệu có thành hiện thực khi mà pháp luật và công tác thanh tra còn quá nhiều điều để nói?



Ảnh minh họa

 

Năm 2013 sắp đi qua, bên cạnh một số sự kiện lớn của ngành Giáo dục như Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực, Trung ương Đảng ban hành nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục… thì cũng là một năm đầy ắp những chuyện bi hài về sự nghiệp trồng người. 

Có thể liệt kê vài sự kiện như trường cao đẳng kiện Thanh tra Bộ, giảng viên trường Kinh tế Quốc dân kiện Bộ trưởng, Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương kiện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh…

Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn tại các cơ sở giáo dục cả công lập (CL) lẫn ngoài công lập (NCL) là một số điều khoản trong luật, các văn bản quy phạm pháp luật ban hành gần đây và công tác thanh tra của Bộ. Có thể đơn cử một vài dẫn chứng:

Quyết định 63/2011/QĐ-TTg áp dụng cho các trường CĐ-ĐH NCL quy định: “số lượng thành viên (HĐQT) là số lẻ; trong đó 2/3 số thành viên phải có trình độ đại học trở lên”. Với quy định này 1/3 số thành viên HĐQT không bị bắt buộc về trình độ, thế nên mới có người chỉ tốt nghiệp phổ thông đang lãnh đạo hoặc tham gia HĐQT một số trường CĐ-ĐH, họ đang ban hành các “quyết sách” về đào tạo đại học và trên đại học tại cơ sở của mình.

Điều 20 Luật Giáo dục đại học quy định tiêu chuẩn của Hiệu trưởng các ĐH NCL: “đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm; Có trình độ tiến sĩ”. Với quy định này không khó để nêu tên một số hiệu trưởng, hiệu phó các trường CĐ-ĐH không có một giờ dạy học mà chỉ có tấm bằng tiến sĩ mua chui từ nước ngoài.

Khoản 3 điều 9 thông tư 57 (TT-57-BGDĐT) quy định: “Những cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định hiện hành và bị trừ chỉ tiêu tuyển sinh của năm sau. Số bị trừ bằng tổng số tuyển vượt của các năm trước". Với quy định này các trường cứ vô tư tuyển vượt 14.9999 % chỉ tiêu là Bộ không có quyền kỷ luật? …

Riêng với các trường CĐ-ĐH ngoài công lập, ngày 16/12/2013 tác giả Tuệ Minh báo Giáo dục và Thời đại nêu nhận định: “những bất cập còn tồn tại ở không ít trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay là mâu thuẫn về quyền lợi, nảy sinh mất đoàn kết. Một số trường, chủ đầu tư nắm quyền, các nhà giáo, nhà khoa học trở thành người làm thuê…”[1].

Ý kiến của nhà báo Tuệ Minh không phải là mới, nó đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề là vì sao Bộ GD&ĐT và chính quyền, tổ chức đoàn thể các địa phương lại để nó xảy ra ngày càng trầm trọng như vậy?

Báo Infonet.vn ngày 7/4/2012 đưa tin “HĐQT trường ĐH Hùng Vương cũng đã có Công văn gửi các cơ quan báo chí. Theo Công văn này, ông Đặng Thành Tâm đã kiến nghị trực tiếp với lãnh đạo TP, xin thôi chức Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hùng Vương, xin tặng lại số tiền đã góp vào trường và giao cho Thành ủy TP quản lý”. Cũng ở ĐH Hùng Vương, báo Dân Việt (16/12/2013) đưa tin “một số thành viên của HĐQT “được công nhận hợp pháp hiện nay” đều được công nhận… bất hợp pháp”.

Báo Giáo dục Việt Nam ngày 2/12/2013 có bài: “Xã hội hóa giáo dục: Nhìn từ bài “Ai cho tiền thì bảo vệ người ấy"” phân tích việc Tổ chức Tỉnh ủy thông báo miễn nhiệm chức Bí thư Chi bộ trường Đại học Chu Văn An vì vị Bí thư này không đảm nhận các chức vụ quản lý tại ngôi trường mà ông là người sáng lập và hiện vẫn sở hữu gần 20% cổ phần.

Nhìn chung các sự kiện nêu trên cho thấy một xu hướng là chính quyền và tổ chức chính trị địa phương đang dành sự ưu ái cho các nhà đầu tư hơn là các nhà sư phạm, những người sáng lập các cơ sở giáo dục NCL. Cần phải khẳng định sự ủng hộ này là cần thiết nếu nó dựa trên sự công tâm, tuân thủ các quy định của tổ chức, đoàn thể và pháp luật hiện hành.

Thực tế cho thấy phần lớn các nhà sáng lập, các nhà giáo không chỉ yếu về lĩnh vực quản lý, kinh doanh, không dành sự quan tâm cần thiết đến việc tìm hiểu pháp luật mà còn khá chủ quan trước sự khốc liệt của thương trường. Thẳng thắn mà nói, chẳng mấy người khi dành công sức, tiền của mở trường lại chỉ vì mục đích cống hiến cho xã hội mà không quan tâm đến lợi ích cá nhân. Lợi ích ở đây có thể là kinh tế mà cũng có thể là tiếng tăm, uy tín xã hội… Việc bị thua trên sân nhà, việc bị các nhà đầu tư chèn ép đến mức phải sử dụng các biện pháp đối phó cực đoan (nắm giữ con dấu) một phần cũng là tại các nhà giáo.

Khi mở rộng “sân chơi” giáo dục cho các nhà đầu tư, không chỉ các quy định của pháp luật mà cả cách thức xử lý vụ việc của chính quyền, đoàn thể cho thấy vẫn còn khá nhiều điều phải bản luận. Xã hội hóa giáo dục cần các nhà đầu tư nhưng không có nghĩa là biến giáo dục thành một môi trường kinh doanh vô điều kiện. 

Câu chuyện ở ĐH Hùng Vương TP HCM cho thấy khi thuận lợi thì nhà đầu tư nhảy vào thâu tóm quyền lực, khi có vấn đề thì vội vàng bỏ chạy. Việc ông Đặng Thành Tâm rút toàn bộ vốn góp ở ĐH Hùng Vương giao cho Thành ủy TP HCM quản lý không phải là không gây hệ lụy cho trường. Bao nhiêu kế hoạch đào tạo, tuyển sinh, kế hoạch đầu tư sẽ bị phá sản khi nguồn vốn bị cắt đột ngột? Điều đáng nói là tương lai của hàng ngàn sinh viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ vì những người có quyền lơi đấu đá với nhau.

Dù vụ kiện ở ĐH Hùng Vương kết thúc thế nào thì cũng phải có một hình thức xử lý những người bất chấp đạo lý của người có học, (trong đó có cả thầy cô giáo) xem quyền lợi của sinh viên thấp hơn quyền lợi cá nhân mình. Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT và chính quyền địa phương không thể để các nhà đầu tư thích thì mua trường, không thích thì rũ bỏ. Cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư nếu việc rút vốn và những cuộc đấu đá nội bộ gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà trường.

Có thể thấy thực sự đang tồn tại nhiều vấn đề trong công tác thanh tra của Bộ GD&ĐT cũng như công tác quản lý của chính quyền địa phương, đây là một trong nhiều nguyên nhân góp phần vào tình trạng bất ổn giáo dục hiện nay.  Ngay tại Thủ đô Hà Nội, báo chí phanh phui “Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội không có Hiệu trưởng, không có Trưởng phòng đào tạo…” và nêu câu hỏi: “Vậy tại sao Bộ lại không thể phát hiện ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội?” [2].

Cần phải nói rằng tình trạng trường “không có Hiệu trưởng, không có Trưởng phòng đào tạo” không phải là cá biệt ở ĐH tư thục Hữu Nghị, Thanh tra Bộ cũng đã vài lần làm việc tại những trường như vậy nhưng vẫn làm ngơ, lý do thì không nói ai cũng hiểu.

Báo chí cũng đã chỉ ra rất nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh của các trường CĐ-ĐH công lập, đặc biết là khối trường do bộ Công Thương quản lý nhưng Thanh tra Bộ đã làm gì? Trong bài “Vì sao họ kéo nhau ra tòa” [3] tác giả viết: “Với cách tính "dễ dãi" nêu trên, ĐHCN TP. HCM đã tuyển vượt quy định khoảng 30.000 sinh viên, nghĩa là vượt 74.6%,  gấp gần 05 lần quy định trong Thông tư 57”.

Sự “im lặng” khó hiểu của Bộ GD&ĐT nếu không do sự “nể nang, vuốt ve” (như cách nói của Chủ tịch nước) của các đơn vị chức năng, đặc biệt là Thanh tra Bộ thì chỉ có thể là do ở tầm vĩ mô, lợi ích nhóm đã “xé toạc” các văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng thế mà chỉ cần kiện Thanh tra ra tòa là Bộ vội vàng “hòa giải”!

Đổi mới toàn diện nền giáo dục liệu có thành hiện thực khi mà pháp luật và công tác thanh tra còn quá nhiều điều để nói? Luật có thể sửa nhưng những người cầm cân nảy mực, những người có trách nhiệm bảo đảm sự công minh của pháp luật còn đang mải lo cho “nồi cơm”  nhà mình thì chiều hướng đi xuống của giáo dục vẫn còn lâu mới chạm đáy.

 

-         TÌM KIÊM TRÊN GÔOGLE HÌNH ẢNH:  giáo dục việt nam


 

-         -TÌM KIÊM TRÊN GÔOGLE VIDEO:  giáo dục việt nam



http://www.youtube.com/watch?v=BQV84B2e9Us

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét